Khi nào chó con trở thành một chú chó trưởng thành?

02/10/2018
Chó con và chó trưởng thành có những nhu cầu rất khác nhau trong chế độ ăn uống và chăm sóc. Sau đây, bạn có thể tìm hiểu xem chính xác khi nào thì một chú chó được coi là trưởng thành và cách hỗ trợ quá trình phát triển của chú chó.
Adult Weimaraner standing on a beach playing with a Weimaraner puppy.

Mỗi chú chó con mang trên mình tính cách và vẻ ngoài riêng – và cũng có nhu cầu dinh dưỡng riêng. Trong quá trình lớn lên, nhu cầu về chế độ ăn uống của chó con sẽ thay đổi cho đến khi chúng trở thành một chú chó trưởng thành khỏe mạnh thực thụ. Nhưng chính xác thì chó con cần gì và khi nào chúng chính thức là “chó trưởng thành”?

Khi nào chó con trở thành một chú chó trưởng thành?

Độ tuổi trưởng thành của chó sẽ phụ thuộc vào giống và kích thước. Người ta phân loại tất cả các giống chó thành năm kích thước chó: cực nhỏ, nhỏ, trung bình, lớn và khổng lồ. Chú chó con của bạn sẽ trở thành chó trưởng thành ở độ tuổi sau:

  • Giống cực nhỏ (4 kg): tám tháng tuổi
  • Giống nhỏ (5 – 10 kg): 10 tháng tuổi
  • Giống trung bình (11 – 25 kg): 12 tháng tuổi
  • Giống lớn (26 – 44kg): 15 tháng tuổi
  • Giống khổng lồ (45 kg trở lên): 18 đến 24 tháng tuổi

Những cách phân loại khác nhau về thời điểm “trưởng thành” là do mỗi giống chó thuộc kích thước khác nhau lại có khoảng thời gian phát triển khác nhau. Thời gian để trưởng thành hoàn toàn của các giống chó lớn và khổng lồ sẽ lâu hơn của các giống chó nhỏ hơn, tuy vậy, tất cả các giống chó đều có một giai đoạn phát triển mạnh mẽ.

Chế độ ăn uống cho chó con cần có những gì

Cơ thể của chó con sẽ trải qua những thay đổi rõ rệt khi chúng lớn lên nhanh chóng, bất kể kích thước hoặc giống của chú chó. So với chó trưởng thành, chó con cần nhiều canxi hơn từ chế độ ăn uống để hỗ trợ sự phát triển thích hợp của khung xương.

Chó con cũng cần nhiều protein hơn vì cơ bắp và các mô cơ thể khác đang phát triển nhanh chóng. Thức ăn của chó con phải giàu năng lượng hơn của chó trưởng thành vì chó con không thể ăn nhiều nhưng lại cần nhiều năng lượng để hỗ trợ hệ sinh lý đang phát triển của mình.

Adult Belgian Shepherd running on a sandy beach with a puppy.

Các vấn đề đặc thù ở chó con

Khi xây dựng chế độ ăn uống và chăm sóc cho chú chó con của mình, bạn sẽ cần tính đến hai vấn đề đặc thù ảnh hưởng đến chó con nhiều hơn so với chó trưởng thành: hệ tiêu hóa còn non nớt và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

Chó con có hệ tiêu hóa yếu hơn chó trưởng thành, đặc biệt là ngay sau khi mới cai sữa và còn dễ cáu gắt do thay đổi về môi trường hoặc thức ăn mới. Thức ăn cần có kích thước, hình dạng và cấu trúc bề mặt phù hợp, giúp chó con dễ ăn, dễ tiêu hóa và nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn mà không gây đau bụng.

Từ 4 đến 12 tuần tuổi, chó con bước vào giai đoạn có tên “lỗ hổng miễn dịch”. Ở giai đoạn này, sự hỗ trợ miễn dịch từ chó mẹ (thông qua sữa) đang giảm dần nhưng sức đề kháng tự nhiên của bản thân chó con chưa phát triển đầy đủ. Trong thời gian này, chế độ ăn uống là cách thức chính để hỗ trợ cho quá trình này và tăng cường khả năng miễn dịch của chó con thông qua các chất dinh dưỡng như vitamin E.

Thay đổi từ chế độ ăn uống cho chó con sang chế độ ăn uống cho chó trưởng thành

Sau khi chó con trưởng thành, bạn có thể chuyển đổi chế độ ăn uống và chế độ chăm sóc cho chú chó để đảm bảo rằng chúng nhận được đúng với nhu cầu dinh dưỡng của mình vì bây giờ chú chó đã phát triển đầy đủ.

Chó trưởng thành cần ăn hai bữa mỗi ngày và thức ăn phải cân bằng về mặt dinh dưỡng để cung cấp cho chú chó đủ năng lượng cần thiết mà không chứa quá nhiều chất béo. Bạn có thể chuyển dần sang thức ăn mới bằng cách để chú chó làm quen từng chút một trong vòng một tuần: trộn thức ăn mới với thức ăn cho chó con, tăng dần tỷ lệ thức ăn mới để chú chó của bạn làm quen dần.

Quay về đầu trang

Chế độ dinh dưỡng phù hợp dành cho chó con

Nhiều công thức giúp hình thành sức đề kháng tự nhiên, hỗ trợ tăng trưởng khỏe mạnh và phát triển hệ tiêu hóa.

Content Block With Text And Image 1